Translation(s): English - Tiếng Việt


/!\ Khả năng này sắp sẵn sàng.


Thiết lập Debian trên thiết bị RAID ATA nối tiếp

Trang này giải thích phương pháp sử dụng bộ cài đặt Debian để thiết lập hệ thống Debian trên một đĩa RAID kiểu SATA (ATA nối tiếp), dùng dmraid).

/!\ Ghi chú rằng khả năng hỗ trợ RAID SATA chỉ là tính năng thực nghiệm, hiện thời chỉ sẵn sàng trong phiên bản Lenny của bộ cài đặt (ảnh được xây dựng hàng ngày). Rất khuyên bạn sao lưu mọi dữ liệu trước khi sử dụng tùy chọn này.

Khả năng hỗ trợ RAID SATA chỉ đã được thử ra trên kiến trúc i386, nhưng nên cũng hoạt động được trên amd64. Chưa hỗ trợ các kiến trúc khác.

Chưa thử ra tiến trình cài đặt Debian bên cạnh bản cài đặt Windows đã có. Rất có thể nó chạy được, nhưng vẫn còn liều phân vùng Windows trở thành bị hỏng.

SATA RAID hay RAID Phần mềm

Khả năng hỗ trợ RAID được cung cấp bởi bộ điều khiển đĩa ATA nối tiếp không phải là RAID kiểu phần cứng. Thay vào đó, sự phân loại tốt nhất là « RAID phần mềm được cung cấp bởi BIOS của bộ điều khiển ».

Vài kỹ thuật khác nhau được dùng để đề diễn tả khả năng hỗ trợ RAID kiểu này: RAID SATA, RAID giả, RAID phần mềm. Chúng tôi đã chọn sử dụng kỹ thuật « RAID SATA », cũng dành riêng ký thuật « RAID phần mềm » để đề cập đến khả năng hỗ trợ RAID trong hạt nhân Linux.

Sự nhất trí ý kiến chung là nên sử dụng RAID kiểu phần mềm Linux, thay cho RAID phần mềm rẻ tương đối này thì có thể ít tin cây hơn mà được cung cấp bởi bộ điều khiển đĩa SATA.

Tuy nhiên, nếu hệ thống của bạn đã có hệ điều hành khác được cài đặt vào đĩa RAID SATA, và bạn muốn cài đặt Debian bên cạnh nó, về cơ bản thì tùy chọn duy nhất là sử dụng dmraid.

Trong các trường hợp khác, chúng tôi rất đề nghị bạn sử dụng RAID kiểu phần mềm Linux (dùng gói mdadm), mà cũng được hỗ trợ rất tốt hơn bởi bộ cài đặt.

Tài nguyên khác

Khởi động bộ cài đặt

Vì khả năng hỗ trợ RAID SATA vẫn còn chỉ thực nghiệm, bạn cần phải khởi động bộ cài đặt với một tham số khởi động đặc biệt:

install dmraid=true

Phát hiện phần cứng

Đĩa RAID SATA nên được phát hiện tự động: phát hiện được thì một số thành phần cài đặt thêm sẽ được nạp để hỗ trợ trong tiến trình phân vùng.

Phân vùng

Hiện thời khả năng hỗ trợ thiết bị kiểu RAID SATA không phải thực sự được hợp nhất trong partman. Tuy nhiên, chúng tôi đã chắc chắn rằng mỗi thiết bị dmraid được hiện rõ và tiến trình phân vùng cơ bản có thể được chạy. Mong muốn khả năng hỗ trợ cơ bản hiện thời sẽ giúp thực thi dần dần khả năng hỗ trợ cấu trúc về sau. Sự cải tiến này cũng có thể cần thiết thay đổi trong cả hai gói partman and libparted.

Không hỗ trợ khả năng phân vùng đã hướng dẫn.

Khả năng thay đổi kích cỡ của phân vùng thuộc về thiết bị RAID SATA chưa được thử ra và rất có thể chạy sai. Vì vậy, nếu bạn cần phải thay đổi kích cỡ phân vùng đã tồn tại, khuyên bạn làm việc này trước khi khởi chạy bộ cài đặt.

Sau khi khởi chạy bộ cài đặt và chọn mục « phân vùng bằng tay », bạn nên thấy một màn hình như bên dưới (số hiệu dòng đã thêm):

 1.  Ghi vào đĩa các thay đổi trong phân vùng RAID SATA
 2.  Phân vùng đã hướng dẫn
 3.  Trợ giúp về phân vùng
 4.
 5.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume0 (nhân bản) - Bộ ánh xạ thiết bị Linux 40.0 GB
 6.  >      #1 chính   10.0 GB B   fat32
 7.  >         pri/log   30.0 GB     CHỖ RẢNH
 8.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume01 (phân vùng #1) - Thiết bị Linux 10.0 GB
 9.  >      #1  10.0 GB     fat32
10.
11.  Hoàn lại các thay đổi trên phân vùng
12.  Phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa

Dòng 5 tương ứng với thiết bị RAID SATA của bạn, và hai dòng kế tiếp đại diện bảng phân vùng tồn tại của nó. Phân vùng thứ nhất có nhãn « khởi động được » ( chữ B).
Vì công cụ dmraid sẽ cũng tạo một nút thiết bị riêng cho mỗi phân vùng trên thiết bị kiểu RAID SATA, dòng 8 và 9 tương ứng với phân vùng thứ nhất trên thiết bị đó.

Ghi chú rằng trong mẫu thí dụ này, thiết bị RAID1 được xác định trong BIOS có tên "Volume0"; tên này cũng được dùng trong các nút thiết bị, và số hiệu phân vùng được thêm vào nó cho các nút thiết bị tương ứng với phân vùng. Vậy « "isw_dhiiedgihc_Volume01" » nên được đọc như « "isw_dhiiedgihc_Volume0" + "1" ». Phần đầu của tên ("isw") là tên của trình điều khiển được dùng (trong trường hợp này, Intel Software Raid).

/!\ Trong một số trường riêng, phân vùng đã tồn tại có thể được hiển thị như « CHỖ RẢNH », thậm chí nếu nó không phải. Muốn giữ lại dữ liệu trên phân vùng đó thì bạn nên chỉ bỏ qua nó. Miễn là bạn không thay đổi kích cỡ của phân vùng không thay đổi số hiệu phân vùng, dữ liệu nên được bảo tồn.

Thay đổi phân vùng

Để xoá hoàn toàn phân vùng đã tồn tại trên RAID SATA, hãy chọn dòng 5 rồi bấm phím Enter. Bộ cài đặt sẽ đề nghị tạo một bảng phân vùng mới. Để xoá một phân vùng đã tồn tại, chọn dòng tương ứng với phân vùng đó bên dưới thiết bị RAID SATA (v.d. dòng 6). Còn để tạo một phân vùng mới, chọn CHỖ RẢNH được liệt kê bên dưới thiết bị RAID SATA (v.d. dòng 7).

Ghi chú rằng dòng tương ứng với phân vùng RAID SATA sẽ không được cập nhật tự động nếu bạn thay đổi phân vùng trên thiết bị RAID SATA. Để cập nhật được, hãy chọn mục « Ghi vào đĩa các thay đổi trong phân vùng RAID SATA » (dòng 1), mà sẽ gài vào đĩa các thay đổi của bạn.

Vậy, sau khi tạo hai phân vùng mới và gài vào đĩa những thay đổi này, màn hình nên hiển thị như dưới. Ghi chú rằng những phân vùng mới đã được định dạng theo ext2 để hiển thị đúng như thiết bị phân vùng kiểu RAID SATA.

 5.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume0 (nhân bản) - Bộ ánh xạ thiết bị Linux 40.0 GB
 6.  >      #1 chính   10.0 GB B   fat32
 7.  >      #2 chính   29.0 GB     ext2
 8.  >      #3 chính  995.3 MB     ext2
 9.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume01 (phân vùng #1) - Thiết bị Linux 10.0 GB
10.  >      #1  10.0 GB     fat32
11.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume02 (phân vùng #2) - Thiết bị Linux 29.0 GB
12.  >      #1  29.0 GB     ext2
13.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume03 (phân vùng #3) - Thiết bị Linux 995.3 MB
14.  >      #1 995.3 MB     ext2

Đừng quên đặt phân vùng đầu có khả năng khởi động, nếu cần thiết.

Tạo hệ thống tập tin

Để tạo hệ thống tập tin và chọn điểm lắp, bạn cần phải chọn những dòng bên dưới các dòng tương ứng với « phân vùng » SATA RAID, trong trường hợp này, dòng 10, 12 hay 14. Sau khi thiết lập / (gốc) trên phân vùng thứ hai và đặt phân vùng thứ ba là vùng trao đổi (swap), màn hình sẽ hiển thị như bên dưới.

 5.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume0 (nhân bản) - Bộ ánh xạ Linux 40.0 GB
 6.  >      #1 chính   10.0 GB B   fat32
 7.  >      #2 chính   29.0 GB     ext2
 8.  >      #3 chính  995.3 MB     ext2
 9.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume01 (phân vùng #1) - Thiết bị Linux 10.0 GB
10.  >      #1  10.0 GB     fat32
11.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume02 (phân vùng #2) - Thiết bị Linux 29.0 GB
12.  >      #1  29.0 GB     ext3       /
13.  RAID ATA nối tiếp isw_dhiiedgihc_Volume03 (phân vùng #3) - Thiết bị Linux 995.3 MB
14.  >      #1 995.3 MB     swap       swap

Lúc đó, bạn có thể chọn mục « Phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa » ở cuối trình đơn để gài vào các thay đổi này rồi tiếp tục tới phần còn lại của tiến trình cài đặt.

Cài đặt bộ nạp khởi động

Thiết bị kiểu RAID SATA chưa thực sự được hỗ trợ bởi grub hay lilo, về cơ bản vì bạn không thể dò BIOS tìm thiết bị. Nhưng mà vẫn còn có thể cài đặt grub theo một phương pháp bán thủ công. Phương pháp này đã được thực thi trong gói grub-installer. Khả năng sử dụng lilo chưa được hỗ trợ, nhưng có lẽ có khả năng thiết lập lilo bằng tay nếu bạn muốn.

Bộ cài đặt sẽ phát hiện tự động nếu « /boot » nằm trên thiết bị kiểu dmraid không rồi cài đặt grub vào mục ghi khởi động chủ (MBR) của thiết bị đó. Không có tùy chọn khác sẽ được cung cấp.
Vì tiến trình cài đặt hiện thời giả sử thiết bị RAID SATA là (hd0), đĩa RAID SATA nên được liệt kê như đĩa cứng đầu trong thứ tự khởi động của cấu hình BIOS.

Trong trường hợp gặp lỗi, hãy kiểm tra tập tin ghi lưu /var/log/grub-dmraid.log.

Vì những đĩa vật lý thuộc về thiết bị RAID SATA đều bị loại trừ tiến trình phát hiện hệ điều hành khác bởi os-prober, và chưa hỗ trợ thiết bị kiểu dmraid, bản cài đặt Windows đã có sẽ không được phát hiện tự động. Bạn cần phải tự thêm nó vào trình đơn GRUB.

Cài đặt GRUB bằng tay

Bộ cài đặt về cơ bản chạy « grub » và thực hiện một số lệnh trong giao diện lệnh GRUB. Đối với lược đồ phiên bản dùng trong mẫu thí dụ trên, những lệnh này là (<giá trị> biến đổi tùy theo trường hợp của bạn):

# grub  --device-map=/dev/null
grub> device (hd0,<1>) /dev/mapper/<isw_dhiiedgihc_Volume02>
grub> device (hd0) /dev/mapper/<isw_dhiiedgihc_Volume0>
grub> root (hd0,<1>)
grub> setup (hd0)
grub> quit

(device: thiết bị
root: gốc
setup: thiết lập
quit: thoát)

Tất nhiên bạn cũng có khả năng tự thực hiện thủ tục này, nếu bạn muốn thay đổi bản cài đặt GRUB, hoặc nếu bạn cần có thiết lập khác với điều được cung cấp hiện thời bởi bộ cài đặt. Xem ?trang của Gerte để tìm chi tiết.

Hãy nhớ rằng số hiệu phân vùng GRUB là một nhỏ hơn số hiệu phân vùng thật, vì dãy số thứ tự phân vùng GRUB bắt đầu từ số không.

Chú thích người dùng

Nếu bạn đã thử ra khả năng hỗ trợ RAID SATA trong bộ cài đặt, xin hãy ghi kinh nghiệm vào bên dưới. Gặp lỗi nào thì cũng gửi báo cáo cài đặt. :)